Thứ bảy, ngày 27 tháng 07 năm 2024

Archives for 14/05/2024

“SKY – I” – KHOA KINH TẾ VẬN TẢI UTH BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN SỐ CÙNG CLB CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ THÀNH PHỐ

Chiều ngày 12/4/2024, Chương trình “Science Knowledge Youth – Innovation (SKY – I) với chủ đề “Phát triển phong trào Nghiên cứu khoa học và Nâng cao năng lực số cho sinh viên năm học 2023 – 2024” đã được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh – Hội Sinh viên Việt Nam Khoa Kinh tế vận tải – trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Câu lạc bộ Các Nhà khoa học trẻ TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại Hội trường Hội nhập của trường.

Chương trình được tổ chức nhằm tạo môi trường để sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh có thêm kiến thức về có thêm kiến thức về nghiên cứu khoa học và năng lực số trong thời kỳ thế giới đương đại bước vào kỷ nguyên số. Qua đó, sinh viên có thể nâng cao năng lực của bản thân về ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) để tăng năng suất, hiệu quả trong học tập đặc biệt là trong việc nghiên cứu khoa học cũng như có thể thích nghi và phát triển trong thời đại công nghệ khoa học.

Đ/c Lê Văn Cường – Bí thư Đoàn khoa Kinh tế vận tải – trường Đại học Giao thông vận tải

TP. Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc

Chương trình đã thu hút được sự quan tâm tham dự của Ban chủ nhiệm CLB Các nhà Khoa học Trẻ Thành phố; giảng viên Khoa Kinh tế vận tải – trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh; đơn vị đối tác thuộc Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh; đại diện cơ sở các Đoàn – Hội bạn và thành viên chủ chốt các CLB, đội nhóm trong trường cũng như gần 400 sinh viên trong và ngoài trường.

Tại chương trình, PGS. TS Lê Hoàng An – Phó Trưởng Khoa Kinh tế vận tải – trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh đã chia sẻ những định hướng học tập và nghiên cứu khoa học Khoa Kinh tế vận tải; thể hiện niềm tin yêu, sự kỳ vọng dành cho sự năng động, sáng tạo và tinh thần học hỏi không ngừng của các bạn sinh viên.

Trong Chương trình, các sinh viên đã được lắng nghe những chia sẻ của ThS. Trần Đức Sự – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ trực thuộc Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Ban Thư ký Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ nhiệm CLB Các nhà Khoa học Trẻ TP. Hồ Chí Minh và TS. Nguyễn Quang Trung – Thành viên CLB Các nhà Khoa học Trẻ TP. Hồ Chí Minh, Báo cáo viên Chương trình Trí thức Khoa học Trẻ tình nguyện TP. Hồ Chí Minh. Hai diễn giả đã chia sẻ các góc độ của mình về  khai mở tối đa khả năng ứng dụng công nghệ số vào học tập, ứng dụng ChatGPT, các công cụ AI hỗ trợ học tập và đặc biệt là nghiên cứu khoa học. Tạo nên môi trường gặp gỡ, trao đổi uy tín trong cộng đồng nghiên cứu và công nghệ, giúp mở rộng kiến thức và khơi nguồn cảm hứng cho khán giả tham dự.

ThS. Trần Đức Sự thuyết trình

TS. Nguyễn Quang Trung 

Tặng quà cho đại biểu thuyết trình

Tặng quà cho đại biểu thuyết trình

TẤN THÀNH – CLB Các nhà Khoa học Trẻ TP. Hồ Chí Minh

[CKC] HỘI THẢO NÂNG CAO KỸ NĂNG SỐ “NHẬN DIỆN CÁC TÌNH HUỐNG LỪA ĐẢO QUA KHÔNG GIAN MẠNG TRÊN ĐIỆN THOẠI”

Ngày 25/11/2023, Ban Thư ký Hội Sinh viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng phối hợp cùng Đoàn trường tổ chức Chương trình Gặp gỡ mặt cán bộ Đoàn THPT trúng tuyển vào trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng năm học 2023 – 2024 và Hội thảo chuyên đề “Nhận diện các tình huống lừa đảo qua không gian mạng trên điện thoại” nhằm nâng cao năng lực số cho hội viên, sinh viên trường.
Thông qua chương trình, các bạn tân sinh viên có cơ hội gặp gỡ các đồng chí Ban Chấp hành Đoàn trường, Ban Chấp hành Hội Sinh viên trường, hiểu hơn về phong trào Đoàn – Hội tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng. Từ đó lan tỏa niềm yêu thích đam mê với công tác Đoàn – Hội, giúp Đoàn trường và Hội Sinh viên trường có cơ Hội tiếp cận được các Cán bộ Đoàn – Hội có chất lượng để kiện toàn vào Ban chấp hành trong thời gian sắp tới.

Bên cạnh đó, hội viên sinh, sinh viên trường đã được lắng nghe những chia sẻ hết sức thiết thực đến từ Thượng úy Châu Đức Nhân – Cán bộ Đội Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Kinh tế và Chức vụ – Công an Quận 1 với chuyên đề “Nhận diện các tình huống lừa đảo qua không gian mạng trên điện thoại”. Chuyên đề đã cung cấp những thông tin, kiến thức, kỹ năng số cần thiết khi đi tìm việc và giới thiệu các phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội trong giai đoạn hiện nay, từ đó giúp sinh viên nâng cao nhận thức, tự đề ra cách thức tự bảo vệ cho bản thân và người thân tránh khỏi các hình thức lừa đảo.

Một số hình ảnh tại chương trình:

HSV_CKC

Thái Tài – Gương Sinh viên 5 tốt tốt nghiệp xuất sắc Bách khoa TP.HCM trong 3,5 năm

Thái Tài , sinh viên ngành Khoa học máy tính Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã tốt nghiệp trong 3,5 năm, đạt loại xuất sắc với điểm trung bình 9,38/10, IELTS 8.0, thuộc diện hiếm ở Bách khoa TP HCM. Trong gần 1.000 sinh viên nhận bằng tốt nghiệp hôm 26/4 của Đại học Bách khoa TP HCM, Thái Tài dẫn đầu về điểm trung bình.

Theo thầy Mai Đức Trung, giảng viên khoa Khoa học máy tính, sinh viên Bách khoa học vượt không hiếm, nhưng ít ai học vượt mà vẫn tốt nghiệp loại xuất sắc. Với Tài, đây là quả ngọt sau hành trình kiên trì, bền bỉ.

Là cựu học sinh chuyên Toán trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM, Thái Tài đỗ vào Bách khoa bằng cả phương thức ưu tiên xét tuyển, xét điểm thi đánh giá năng lực và điểm thi tốt nghiệp. Nam sinh cho hay ban đầu không nghĩ đến chuyện học vượt, bởi biết chương trình của Bách khoa nổi tiếng khó. Tuy nhiên, khi thấy các anh chị khóa trước học vượt thành công, được nhận thực tập ở tập đoàn lớn, Tài có thêm động lực.

Lưu bản nháp tự động

Đầu năm thứ hai, Tài vạch ra kế hoạch chi tiết để thực hiện. Theo Tài, Bách khoa đòi hỏi sinh viên phải tự học, nghiên cứu nhiều, bên cạnh việc nắm bắt nội dung giảng dạy của thầy cô. Do đã quen cách học này từ thời phổ thông, bạn đánh giá bản thân có thể đáp ứng được.

Mỗi học kỳ, Tài đăng ký thêm vài môn so với kế hoạch đào tạo chung. Thông thường, sinh viên học 4-5 môn một học kỳ, nhưng Tài học 6-7 môn. Nam sinh dồn lịch học vào 3-4 ngày trong tuần, dành các ngày còn lại để tự học, đọc tài liệu chuyên ngành.

Vì lượng bài tập và kiến thức cần ghi nhớ tăng dần, Tài lên danh sách những việc cần làm từ đầu tuần, chia đều cho các ngày và tự tổng kết vào cuối tuần. Trước khi lên lớp, bạn xem bài giảng để nắm sơ lược. Trong giờ học, Tài đặt nhiều câu hỏi để hiểu, nhớ bài ngay trên lớp.

“Em cố gắng hiểu bản chất của vấn đề hơn là nhớ các câu chữ, vì vậy em có thể nhớ được lượng kiến thức nhiều, lâu hơn”, Tài cho hay.

Ở trường Bách khoa, Tài cùng giảng viên nghiên cứu xây dựng Hệ thống phục vụ công tác quản lý quá trình vận chuyển rác thải đô thị. Ngoài ra, Tài thực tập ba tháng ở Viện nghiên cứu VinAI.

Song song đó, Tài tự học thêm tiếng Anh, Đức. Bạn duy trì thói quen học từ vựng mới mỗi ngày, nghe các kênh diễn thuyết của người nước ngoài để cải thiện phát âm và ngữ điệu. Nhờ vậy, Tài thi đạt 8.0 IELTS, riêng kỹ năng Nói được 8.5.

Back To Top