Thứ ba, ngày 17 tháng 12 năm 2024

Trần Đào Minh Quân – Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: Không có một nỗ lực học tập nào là hoang phí cả

   Trần Đào Minh Quân là Á khoa đầu ra của Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM năm 2023, gương “Sinh viên 5 tốt” tiêu biểu cấp Trường. Quân là một trong những gương mặt sinh viên truyền cảm hứng học tiếng Anh đến các bạn đồng trang lứa. Ngoài thời gian học tập trên lớp, Minh Quân còn chọn đi làm thêm với công việc dạy tiếng Anh để kiếm thêm thu nhập và dạy tiếng Anh miễn phí giúp nhiều sinh viên thoát khỏi cảnh “nợ môn”.
Trần Đào Minh Quân – Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: Không có một nỗ lực học tập nào là hoang phí cả
   Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân trung lưu tại tỉnh Bến Tre. Với sự hiếu học, Quân đã đạt được nhiều thành tích cao trong học tập. Quân chia sẻ: “Mình chọn ngành học Ngôn ngữ Anh bởi vì niềm đam mê mãnh liệt với tiếng Anh và những cơ hội việc làm hấp dẫn trong tương lai”.
   Ngoài việc học tập ở trường, Minh Quân còn tham gia giảng dạy các lớp tiếng Anh để kiếm thêm thu nhập trang trải cho việc học. Đồng thời, bạn còn dạy tiếng Anh miễn phí cho sinh viên khóa dưới và sinh viên khóa trên “nợ môn” Ngôn ngữ học. Quân đã giúp được nhiều bạn sinh viên qua môn với điểm số cao và tốt nghiệp đúng hạn. “Mình đã có kinh nghiệm làm thêm trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh. Trước đây, mình đã làm gia sư tiếng Anh cho học sinh THPT và làm gia sư tiếng Anh tại các trung tâm. Công việc này giúp mình rèn luyện kỹ năng giao tiếp, truyền đạt kiến thức một cách rõ ràng và giúp học sinh hiểu bài học một cách tốt hơn”, Quân chia sẻ.
Trần Đào Minh Quân – Trường ĐH Sư phạm TP.HCM: Không có một nỗ lực học tập nào là hoang phí cả
   Để đạt được kết quả tốt trong học tập, Quân luôn học tập với tâm thế là một sinh viên năm nhất, Quân thổ lộ: “Mình luôn học tập với tâm thế của một sinh viên năm nhất. Vào năm nhất, hầu hết các bạn sinh viên đều tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết, quyết tâm học tập và mong muốn đạt được kết quả cao. Đến năm thứ 2,3,4 do nhiều yếu tố và lý do khác nhau, chúng ta thường đánh mất đi ngọn lửa nhiệt huyết đó. Bản thân Quân luôn cố gắng học tập với tâm thế của một sinh viên năm nhất. “
Cuộc hành trình nào cũng phải trải qua những khó khăn và gian khổ, Minh Quân chọn vượt qua khó khăn bằng chính sự kiên trì, phấn đấu và tin vào khả năng của bản thân. Trong những năm tháng còn là sinh viên Đại học, Quân phải đối diện với những áp lực khá nặng nề trong việc tiến bộ về học tập và làm thêm. Những nỗ lực không biết mệt mỏi của bạn đã đạt được những thành tựu nhỏ trong học tập và công việc làm thêm”.
   Qua công việc làm thêm, Quân có thêm những kinh nghiệm, kỹ năng quản lý thời gian và khả năng giải quyết khó khăn. Nam sinh luôn tin rằng những trải nghiệm đó là nền tảng vững chắc giúp cậu vượt qua những thử thách lớn hơn trong tương lai và đạt được những mục tiêu mơ ước của mình. “Mình rất thích một câu nói: “Kể cả khi cọ nhà vệ sinh, tôi vẫn cố gắng là người cọ sạch nhất”. Mình luôn chọn làm việc và học tập bằng cả con tim. Đối với mình, nếu không làm thì thôi, nếu đã làm rồi thì không bao giờ cho phép bản thân làm một cách hời hợt”, Minh Quân bộc bạch.

Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM: Hội nghị kiểm tra sơ kết công tác Hội và phong trào Sinh viên Thành phố trong học kì I, năm học 2023 – 2024

Sáng nay ngày 25/12, tại các cơ sở Hội đã diễn ra Hội nghị kiểm tra Sơ kết công tác Hội và phong trào Sinh viên Thành phố học kì I, năm học 2023 – 2024.

Thực hiện chương trình năm học với chủ đề “Sinh viên Việt Nam tiên phong chuyển đổi số”, Ban Thư ký hội Sinh viên Việt nam Thành phố đã triển khai đoàn công tác đến làm việc và kiểm tra công tác tổ chức sơ kết và báo cáo số liệu sơ kết học kỳ I tại các đơn thuộc 05 cụm liên kết hoạt động Hội Sinh viên các trường. Đợt kiểm tra diễn da từ ngày 25/12 đến hết ngày 29/12/2023.

Đoàn kiểm tra có mặt tại Hội Sinh viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và các đơn vị tại cụm liên kết hoạt động số 3 Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố.

Đoàn kiểm tra có mặt tại Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng và các đơn vị tại cụm liên kết hoạt động số 1 Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố

Đoàn kiểm tra có mặt tại Hội Sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các đơn vị tại cụm liên kết hoạt động số 2 Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố

 

Đoàn kiểm tra có mặt tại Hội Sinh viên Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh và các đơn vị tại cụm liên kết hoạt động số 5 Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố

Tại các buổi kiểm tra, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố đã có dịp lắng nghe các cơ sở Hội báo cáo tình hình kiện toàn nhân sự, báo cáo một số nội dung đã thực hiện được trong học kì I về hệ thống chỉ tiêu, tình hình thực hiện chủ đề năm học, các hoạt động chuẩn bị cho Chiến dịch Xuân tình nguyện lần thứ 16 năm 2024 và đề xuất ý kiến góp ý đến Ban Thư ký Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố.

 

Đồng thời, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố cũng có định hướng một số nội dung, hoạt động diễn ra trong học kỳ II, năm học 2023 – 2024. Đặt hàng một số nội dung cấp cụm cho các đơn vị triển khai thực hiện, qua đó động viên và tiếp thêm sức cho cơ sở Hội tiếp tục triển khai các hoạt động đặc biệt là các nhân sự mới nhận nhiệm vụ.

Phấn đấu trở thành “Sinh viên 5 tốt”, hướng đến một “cuộc đời tốt”

Ngày 19/12, tại Đại hội đại biểu Hội sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028, đại biểu Võ Lập Phúc – sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP.HCM và đại biểu Trần Thị Kiều Anh – Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM đại diện đoàn đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM đã có bài tham luận về Đổi mới phong trào “Sinh viên 5 tốt”.

Dưới đây là nội dung bài tham luận của đại diện đoàn đại biểu Hội SVVN TP.HCM.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu!

Thưa toàn thể Đại hội!

Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Những thành tựu của nước nhà là động lực thôi thúc thế hệ sinh viên hôm nay không ngừng nỗ lực, góp phần xứng đáng vào việc kiến thiết cơ đồ ấy của quốc gia – dân tộc.

Tôi là Võ Lập Phúc – sinh viên Trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Thời gian qua, tôi đã nỗ lực rèn luyện để trở thành một sinh viên 5 tốt. Trong các dịp được giao lưu với thanh niên, sinh viên các nước; tôi luôn tự hào kể điều đã giúp tôi mỗi ngày. Đó là phong trào “Sinh viên 5 tốt” của Hội Sinh viên Việt Nam; phong trào đã dẫn dắt, tạo động lực và định hình quá trình phát triển bản thân cho chính tôi và của chính các bạn.

Và để phong trào tiếp tục phát triển rộng về số lượng, sâu về chất lượng, việc đổi mới phong trào “Sinh viên 5 tốt” là tất yếu. Yêu cầu này xuất phát từ 03 lý do:

Thứ nhất, đối tượng nào thì phong trào đó.

Phong trào là điểm hội tụ về hành động và nhận thức của một khối đông lực lượng, mà trước hết và quan trọng nhất đó là ở tính hiệu triệu. Muốn có được sự hiệu triệu, phong trào “Sinh viên 5 tốt” phải phù hợp với đặc tính của chính sinh viên. Vì vậy, đổi mới phong trào để “bắt nhịp”, “mang hơi thở” của sinh viên thế hệ Z, tiêm cận thế hệ Alpha, để phong trào luôn sức hiệu triệu và để minh chứng cho tinh thần luôn đổi mới, lấy sinh viên làm trung tâm

Thứ hai, đổi mới là tất yếu để phát triển.

Bối cảnh, tình hình có những thay đổi, đặt ra những yêu cầu mới. Việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo hướng đến phát triển năng lực, phẩm chất người học. Theo đó, nội hàm phong trào cũng cần phải tiếp cận, bổ sung. Đổi mới phong trào là để khẳng định vai trò đồng hành của tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam với sinh viên trong học tập và rèn luyện.

Thứ ba, đặt trong bức tranh chung của phong trào sinh viên quốc tế đang không ngừng vận động và phát triển; phong trào “Sinh viên 5 tốt” với vai trò là phong trào “xương sống” của sinh viên Việt Nam phải tích cực làm mới mình để trở thành phong trào định hình bản sắc của sinh viên Việt Nam trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

II. THỰC TIỄN ĐỔI MỚI PHONG TRÀO:

1. Những kết quả nổi bật đạt được:

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu và toàn thể Đại hội!

Tôi là Trần Thị Kiều Anh – Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM.

Nhìn lại bức tranh tổng thể đổi mới phong trào Sinh viên 5 tốt thời gian qua, chúng ta có thể khái quát qua 03 từ khóa sau:

Đầu tiên đó chính là #ĐỊNH HÌNH

– Cách đây 22 năm, Hội Sinh viên Việt Nam TP.HCM đặt ra một đề bài quan trọng là tìm kiếm một phong trào chung để sinh viên Thành phố rèn luyện, tạo ra hình mẫu sinh viên gắn với thiên niên kỷ mới. Khi đó, đồng chí Võ Văn Thưởng – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, lúc bấy giờ là Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố đã chủ trì việc nghiên cứu cách làm của một số quốc gia, lựa chọn tiêu chí rèn luyện và khởi xướng nên phong trào “Sinh viên 3 tốt” cho sinh viên Thành phố và nhanh chóng lan rộng trên toàn Thành phố.

– Từ thực tiễn 08 năm triển khai, năm 2009, Trung ương Hội đã nhân rộng thành cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt” trong cả nước. Đến Đại hội IX của Hội Sinh viên Việt Nam năm 2013, “Sinh viên 5 tốt” từ cuộc vận động thành phong trào. Hội đã xác lập 5 tiêu chí rèn luyện gồm: đạo đức, học tập, thể lực, tình nguyện và hội nhập, và vẫn còn phù hợp cho đến hiện nay. Nội hàm rèn luyện của từng tiêu chí cũng được cụ thể hóa, có tính độc lập và có sự cập nhật quy định mới.

– Qua quá trình hình thành và phát triển, phong trào đã được định hình khá rõ nét, khẳng định tính đúng đắn trong mục tiêu và sự phù hợp các tiêu chí rèn luyện của phong trào.

Kết quả đổi mới thứ hai diễn ra sôi nổi trên #MẶT TRẬN SỐ

Mặc dù chuyển đổi số trong triển khai phong trào đã được thực hiện từ lâu, nhưng phải khẳng định, việc đổi mới trên mặt trận số của các cấp bộ Hội trong nhiệm kỳ vừa qua sự phát triển vượt bậc. Tiêu biểu như việc đẩy mạnh truyền thông đa phương tiện, đa nền tảng trên môi trường số giúp lan tỏa kịp thời, sâu rộng đến sinh viên hay như việc triển khai Hệ thống trực tuyến xét chọn danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”; qua quá trình triển khai tỷ lệ số lượng nộp hồ sơ qua hệ thống trực tuyến tăng hơn 35% so với số lượng nộp hồ sơ giấy truyền thống.

Tổng hòa chung các cách làm, giải pháp mới đã tạo nên #SỨC SỐNG MỚI của phong trào:

Chúng tôi đã tập trung đổi mới thông qua củng cố quan điểm triển khai; đa dạng giải pháp tạo môi trường; mở rộng kết nối, phát huy sau tuyên dương; liên kết quá trình từ học tập, rèn luyện đến lập thân, lập nghiệp của sinh viên.

– Đó là đổi mới, đa dạng các giải pháp tạo môi trường rèn luyện đa dạng, thực chất, thu hút, mở rộng không gian, phạm vi, chú trọng các giải pháp liên trường, liên ngành, kết nối với cộng đồng quốc tế,… Việc ghi nhận kết quả rèn luyện của sinh viên cũng đã có công cụ, phương pháp thống kê, đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin.

– Đó là đổi mới công tác tuyên dương và phát huy sau tuyên dương. Tiêu biểu là mô hình Câu lạc bộ Sinh viên 5 tốt và Liên hoan các Câu lạc bộ “Sinh viên 5 tốt” quy mô toàn thành, tạo tiền đề tiến tới hình thành mạng lưới phát huy Sinh viên 5 tốt.

– Đó là đổi mới từ việc mở rộng nguồn lực, xác lập cơ chế, nâng tầm phong trào. Điển hình như việc ký kết phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp, giữa Hội Sinh viên với Hội Doanh nhân Trẻ Thành phố. Bên cạnh đó là sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện của cấp ủy, lãnh đạo một số trường, đưa phong trào vào chiến lược phát triển nhà trường, xây dựng giá trị người học và nhiều cơ chế thi đua khác.

Minh chứng cho những đổi mới này là kết quả của phong trào sinh viên 5 tốt tại TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn vừa qua, với 78.681 Sinh viên 5 tốt cấp trường, 1.110 Sinh viên 5 tốt cấp Thành, 470 Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương.

2. Một số vấn đề cần lưu ý:

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu và toàn thể Đại hội!

Tôi là Mai Hải Yến – Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Học viện Cán bộ TP.HCM.

Là một cán bộ Hội trực tiếp triển khai phong trào tại cơ sở và thực tiễn tại TP.HCM, chúng tôi nhìn nhận được rằng bên cạnh nhiều kết quả nổi bật đã đạt được, vẫn còn tồn tại những vấn đề khiến phong trào chưa tương xứng với kỳ vọng của sinh viên và tổ chức Hội.

Thứ nhất, về mức độ nhận diện phong trào

Tôi muốn đề cập liên quan đến 02 con số rất thú vị. Nếu tra cứu cụm từ “Sinh viên 5 tốt” trên Google, chỉ trong vòng 0,26 giây, chúng ta sẽ nhận được 318 triệu kết quả. Điều này cho thấy mức độ phổ biến của phong trào được lan tỏa đến xã hội.

Tuy nhiên, giữa mức độ nhận diện và sự ghi nhận, đánh giá về phong trào vẫn còn những vấn đề chưa tương xứng.

– Với sinh viên: Vẫn có bộ phận sinh viên chưa biết đến phong trào, hoặc biết nhưng chưa hiểu rõ về nội hàm “5 tốt”, chưa có cái nhìn sâu sắc về ý nghĩa và giá trị của phong trào nên đâu đó tình trạng chạy theo thành tích, khen thưởng.

– Với nhà trường: Số lượng nhà trường đưa phong trào gắn liền với mục tiêu, triết lý giáo dục của nhà trường chưa nhiều, sự quan tâm, tạo điều kiện cho phong trào còn chừng mực, chưa đồng đều.

– Với doanh nghiệp, nhà tuyển dụng: Theo khảo sát của Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng biết đến hay xem đây là điểm cộng cho nhân sự ứng tuyển còn khá ít, mặc dù khi phân tích những tiêu chí của phong trào luôn tìm được điểm chung với những yêu cầu của doanh nghiệp đối với nhân sự.

Cũng chính vì mức độ nhận diện vẫn còn những hạn chế nhất định nên dẫn đến việc ghi nhận, đánh giá vẫn chưa tương xứng với giá trị và chiều sâu của phong trào và danh hiệu đỉnh cao của phong trào.

Thứ hai, về công tác tuyên truyền, triển khai

– Công tác tuyên truyền, triển khai về phong trào tuy được đẩy mạnh nhưng chưa đồng đều, manh mún, chưa có một hệ dữ liệu mang tính hệ thống, tham khảo toàn quốc.

– Một số tiêu chí chưa tiệm cận đến mặt bằng chung của sinh viên, chưa bao quát đến tính đặc thù của các đơn vị.

– Việc điều chỉnh quy chế xét chọn danh hiệu ở một số thời điểm chưa có lộ trình cụ thể, khoa học.

Thứ ba, về công tác ghi nhận, tuyên dương

– Nhìn vào phong trào chung của chúng ta, trong nhiệm kỳ X, cả nước đã tuyên dương hơn 260.000 “Sinh viên 5 tốt” cấp trường, hơn 18.000 “Sinh viên 5 tốt cấp tỉnh và 960 “Sinh viên 5 tốt” cấp trung ương.

– Với kết quả này, tôi muốn đưa ra hình ảnh của một kim tự tháp. Khi hình dung một kim tự tháp nó rất to lớn, nhưng nếu đặt vào giữa sa mạc thì lại là một hình ảnh nhỏ bé. Theo đó, so với nhiệm kỳ IX, dù số lượng sinh viên được tuyên dương danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” các cấp đã tăng hơn 2,7 lần nhưng cũng chỉ chiếm khoảng 12,5% trên tổng số hơn 2,1 triệu sinh viên cả nước. Ngoài ra, khi nhìn vào bức tranh chung của cả nước, chúng ta sẽ thấy những sự chênh lệch như vậy giữa các địa phương, đơn vị, các khối trường,…

III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:

Với mục tiêu cao nhất là phát huy vai trò của tổ chức của sinh viên, do sinh viên, vì sinh viên, lấy sinh viên làm trung tâm trong đổi mới phong trào, từ thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đề xuất một số giải pháp, tập trung vào 04 khía cạnh:

Thứ nhất, đổi mới trong tư duy về phong trào, xem đây là giải pháp tiên quyết và then chốt, làm nền tảng cho nhận thức đúng, tầm nhìn mới, hành động phù hợp.

– Với sinh viên: chúng ta cần xác lập tư duy lấy sinh viên làm trung tâm, làm sao để sinh viên “biết – hiểu – tin – yêu” phong trào, thực hành rèn luyện mình để trưởng thành từ phong trào.

– Với tổ chức Hội: Mỗi cấp bộ Hội cần quán triệt tư duy rằng hạt nhân của phong trào là con người, đội ngũ cán bộ Hội vừa là chủ thể dẫn dắt phong trào, vừa là lực lượng trưởng thành từ phong trào, đóng góp cho phong trào.

– Với nhà trường và xã hội: Chúng ta cần định hướng tư duy theo hướng tìm kiếm giao điểm giữa mục đích của phong trào “Sinh viên 5 tốt” với mục đích của nhà trường, các đơn vị tuyển dụng, doanh nghiệp.

– Thứ hai, hiện nay chưa cần thiết phải thay đổi tiêu chí nhưng cần đổi mới, bổ sung, hoàn thiện nội hàm của từng tiêu chí, đây là giải pháp thường xuyên và quan trọng. Thực tiễn, tổ chức Hội chúng ta có triển khai hướng dẫn thực hiện phong trào trong cả nước, hướng dẫn như “ngọn hải đăng” để dẫn dắt cả một hệ thống cùng đi đúng hướng.

– Từ Trung ương đến cấp cơ sở cũng cần quan tâm rà soát, cập nhật tiêu chí, bổ sung các nội hàm mới gắn với chuẩn đầu ra sinh viên, yêu cầu của thị trường lao động, nguồn nhân lực chất lượng cao và đặc thù hệ đào tạo, khối ngành đào tạo vào hướng dẫn của phong trào.

– Ngoài ra, không gian, phạm vi để sinh viên lựa chọn tham gia, rèn luyện cũng cần được mở rộng, cổ vũ sinh viên tự do lựa chọn nội dung và phương thức đa dạng, hình thành hệ sinh thái hoạt động “không có biên giới”, “không có rào cản” và ghi nhận một cách đầy đủ, khách quan, thành một hệ dữ liệu thông suốt cho các cấp bộ Hội.

Thứ ba, đổi mới trong phương thức triển khai tăng tính liên kết, tạo tính lan tỏa

– Cần mở rộng đối tượng tiếp cận là học sinh trung học phổ thông, kết nối quá trình rèn luyện từ “Học sinh 3 tốt” đến “Sinh viên 5 tốt”.

– Tiếp tục đầu tư, nâng cấp ứng dụng, chuyên trang trực tuyến trong ghi nhận quá trình rèn luyện, xét trao danh hiệu.

– Kết nối cộng đồng cựu “Sinh viên 5 tốt” thành đạt, có sức ảnh hưởng, duy trì mô hình Câu lạc bộ, phát huy gương sau tuyên dương trên môi trường trực tuyến.

– Phát huy nhiều hơn mô hình một “Sinh viên 5 tốt” hỗ trợ một hoặc nhiều sinh viên tiệm cận đạt danh hiệu.

Thứ tư, đề xuất, tham mưu cơ chế mới.

– Hội Sinh viên cấp trường cần quan tâm tham mưu, đưa nội dung phong trào vào chiến lược, kế hoạch phát triển của nhà trường.

– Tăng cường cơ chế đẩy mạnh liên tịch với Hội Doanh nhân trẻ các cấp, các tổ chức, hiệp hội để tăng cơ hội nghề nghiệp cho “Sinh viên 5 tốt.

– Tham mưu các cơ quan chức năng xem danh hiệu là một tiêu chí ưu tiên trong tuyển dụng vào hệ thống chính trị, tham gia thực hiện các đề án liên quan đến tài năng trẻ, sinh viên xuất sắc, lãnh đạo trẻ của các địa phương, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao,… và cần thiết có một liên tịch cụ thể giữa Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam với Bộ Giáo dục và Đào tạo để triển khai phong trào một cách có hệ thống, đồng bộ.

IV. KẾT:

Thưa toàn thể Đại hội!

Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh được chọn tham luận hôm nay chỉ chia sẻ từ thực tiễn kinh nghiệm của mình trong nỗ lực đổi mới phong trào “Sinh viên 5 tốt” của các cấp bộ Hội trong thời gian qua.

Chúng tôi tin rằng, nếu chúng ta lựa chọn đi cùng nhau, cùng trăn trở thì phong trào của chúng ta sẽ luôn luôn phát triển, gắn liền với hơi thở của sinh viên.

Để mỗi bạn khi nghĩ về quãng thời gian sinh viên tươi đẹp, luôn cảm thấy tự hào khi được rèn luyện cùng với phong trào “Sinh viên 5 tốt”, xem đó là giá trị, là minh chứng cho một quá trình hoàn thiện không ngừng nghỉ của bản thân.

* Thông điệp: Sinh viên Việt Nam phấn đấu trở thành “Sinh viên 5 tốt”, hướng đến một “cuộc đời tốt”.

Cùng nhau: VỮNG BẢN SẮC – GIÀU KHÁT VỌNG – KIẾN TẠO TƯƠNG LAI – DỰNG XÂY ĐẤT NƯỚC!

Nguyễn Thị Phương Huyền – Chủ tịch Hội sinh viên Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn

   Nguyễn Thị Phương Huyền là sinh viên năm thứ 3 ngành Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Ngoài có thành tích học tập nổi bật, đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, bạn còn là một cán bộ Đoàn – Hội tiêu biểu. Hiện tại, Huyền đang đảm nhiệm vị trí Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn.
   Từ nhỏ, Phương Huyền là một người yêu thích sự khám phá và trải nghiệm, thích tham gia nhiều hoạt động xã hội, tiếp xúc được với nhiều người ở nhiều công việc, ngành nghề. Từ những ngày còn học cấp 3, Huyền là một trong những học sinh năng động và biết nắm bắt cơ hội để tỏa sáng, bạn luôn biết trân trọng những cơ hội và sẽ không bao giờ từ chối những cơ hội.
Lưu bản nháp tự động
   Hoạt động Đoàn – Hội đã mang lại rất nhiều kỷ niệm cho Huyền, cô bạn bộc bạch: “Tham gia hoạt động Đoàn – Hội khiến mình trở nên tự tin hơn, bản lĩnh hơn, dám thể hiện cá tính, tiếng nói trước đám đông, có được nhiều mối quan hệ giúp ích trong học tập, công việc và cuộc sống. Đặc biệt, mình nhận được nhiều tình cảm từ thầy cô, anh chị, bạn bè qua nhiều năm liền và đây không phải là thứ muốn là có. Mình muốn bản thân sẽ ngày càng hoàn thiện hơn nữa, nỗ lực hết mình để đạt được kết quả cao nhất trong học tập và trong công tác Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trường vì để trở thành một người lãnh đạo đưa những điều có ích, hoạt động đến sinh viên thì bản thân mình phải hoàn thiện trước đã”.
   Được biết, Phương Huyền đạt thành tích 12 năm học sinh Giỏi và sinh viên Giỏi của Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn. Để cân bằng giữa việc học tập tốt và việc tham gia hoạt động Đoàn – Hội, bạn sẽ tranh thủ ôn bài, làm bài tại lớp vào thời gian tự học hoặc tranh thủ hoàn thành trong ngày và chuẩn bị bài cho ngày hôm sau.
Lưu bản nháp tự động
   Trong suy nghĩ của nữ sinh, để sống có ích cho xã hội việc quan trọng của mỗi người là học tập và sống có đạo đức. Để có làm được điều đó, Huyền không chỉ học ở sách vở, cô bạn còn chọn việc tham gia các hoạt động xã hội để được rèn luyện bản thân toàn diện nhất: “Bản thân mình đã tham gia, trải nghiệm nhiều công việc xã hội như: dọn rác trên các tuyến đường, kênh rạch, xóa biển quảng cáo, tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường, kêu gọi quyên góp hỗ trợ người nghèo, nấu cơm tặng cho người vô gia cư, công nhân nhà trọ không về quê ăn Tết…”.
   Đối với Huyền, mỗi người trẻ phải cống hiến cho đất nước của mình, chúng ta có thể bắt đầu từ những việc nhỏ cho đến những việc đất nước cần và cả những việc lớn. Phương Huyền mong muốn sau này sẽ cố gắng học tập thật tốt, có cơ hội được học tập thêm ở nước ngoài và mang những kiến thức công nghệ hiện đại về phát triển đất nước giàu mạnh.

Bùi Thị Ánh Em – Nữ sinh An Giang chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô ‘ẵm’ trọn Sao Tháng Giêng và Sinh viên 5 Tốt cấp Trung ương 2023

Là gương Thủ khoa tốt nghiệp của trường Đại học Công nghệ TP.HCM, Bùi Thị Ánh Em không chỉ sở hữu loạt thành tích học tập tốt mà còn năng nổ trong các phong trào Đoàn – Hội với vai trò Phó Chủ tịch Hội Sinh viên trường. Vừa qua, nữ sinh đã xuất sắc giành “cú đúp” danh hiệu “Sinh viên 5 Tốt” cấp Trung ương và Giải thưởng “Sao Tháng Giêng” năm 2023.

Bùi Thị Ánh Em - Nữ sinh An Giang chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô ‘ẵm’ trọn Sao Tháng Giêng và Sinh viên 5 Tốt cấp Trung ương 2023

Là một cô gái với tính cách có phần cá tính và đam mê kỹ thuật, Ánh Em đã lựa chọn theo học chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô – trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) để thử thách bản thân.

Nữ sinh chia sẻ: “Từ khi mới bắt đầu học năm nhất, con gái luôn được xem là yếu thế hơn con trai vì nhiều người vẫn nghĩ học về ô tô là “bò lê dưới gầm xe”. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh điều ngược lại hoàn toàn, bởi ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô đang phát triển theo hướng tự động hóa. Đây cũng là nhóm ngành đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác đến từng chi tiết. Hơn nữa, nữ sinh chúng mình thường có nhiều lựa chọn về vị trí công việc sau khi tốt nghiệp, tùy thuộc vào sở thích và kỹ năng, có thể chọn giám sát tại xưởng sản xuất, lắp ráp hoặc thậm chí là các vị trí như tư vấn thiết kế hay kiểm định.”

Với mong muốn biến khoảng thời gian sinh viên trở thành thanh xuân đẹp nhất, Ánh Em đã lên kế hoạch học tập thật tốt, đồng thời tích cực tham gia các hoạt động Đoàn – Hội.

Bùi Thị Ánh Em - Nữ sinh An Giang chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô ‘ẵm’ trọn Sao Tháng Giêng và Sinh viên 5 Tốt cấp Trung ương 2023

Ở một môi trường đa sắc màu, sáng tạo và đa dạng phong trào như HUTECH, Ánh Em đã luôn được tạo điều kiện phát huy hết khả năng và có cơ hội học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng mới. Vì thế, chỉ sau một năm học tại Viện Kỹ thuật của trường, Ánh Em đã từ một lớp trưởng năng động trở thành Liên chi Hội Phó Viện, rồi tiếp tục được tín nhiệm là sinh viên nữ đầu tiên của Viện giữ chức vụ Liên chi Hội Trưởng, sau đó trở thành Phó Chủ tịch Hội Sinh viên trường khi đang là sinh viên năm thứ ba.

Ánh Em cho biết: “Kinh nghiệm và kế thừa là những yếu tố mà mình luôn chú trọng. Càng năng nổ tham gia các hoạt động, mình càng phát hiện ra nhiều điều hay ho mà bản thân cần học hỏi. Dù đôi lúc cũng gặp phải những trở ngại, rủi ro nhất định, nhưng bất kể là trong hoạt động hay học tập, mình luôn dùng thái độ tích cực, áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm được học một cách hiệu quả để vượt qua những khó khăn. Bên cạnh đó, nguồn động lực to lớn từ gia đình cùng sự đồng hành và động viên của quý thầy trong Viện Kỹ thuật HUTECH cũng là những điểm tựa tuyệt vời giúp mình không ngừng tiến về phía trước để chinh phục những thành tích tốt.”

Dương Thị Nhật Giang – Gương “Sinh viên 5 tốt” tiêu biểu Trường ĐH Mở TP.HCM

Bạn Dương Thị Nhật Giang – Liên Chi hội phó Liên Chi hội khoa Luật. Tự hào là sinh viên Khóa 2020 Khoa Luật, “Sinh viên 5 tốt” tiêu biểu cấp Trường, Nhật Giang là người có trách nhiệm với công việc. Ngoài việc nỗ lực trong học tập bạn còn là một trong những sinh viên tiêu biểu của Khoa Luật.
Với vai trò là một cán bộ Đoàn – Hội, Nhật Giang đã không ngừng phấn đấu đóng góp thêm thành công cho Đoàn – Hội Khoa Luật. Bên cạnh đó, bạn đã và đang tham gia rất nhiều các hoạt động và gặt hái được nhiều thành tích tiêu biểu. Ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau điểm lại một số hoạt động tiêu biểu mà bạn Nhật Giang đã tham gia nhé!
Lưu bản nháp tự động
 Những hoạt động tiêu biểu:
  • BTC cuộc thi Hùng biện pháp lý cấp thành năm 2022
  • Trưởng ban Văn nghệ The Open Day năm 2022
  • Trưởng ban Văn nghệ Tết Dân Tộc 2023
  • Trưởng ban Văn nghệ Ngày hội CLB – Đội – Nhóm năm 2023
  • BTC cuộc thi Tìm kiếm Thủ lĩnh Sinh viên năm 2022, 2023
  • BTC Chương trình tình nguyện trung thu “Thắp” năm 2022
  • BTC Hội thao khoa Luật năm 2022
  • BTC Sinh viên tham gia hội thảo nghiên cứu khoa học với Sinh viên 5 tốt
  • BTC Cuộc thi hát và kể chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 2022
    Và nhiều những chương trình, hoạt động lớn, nhỏ khác.
  Các giải thưởng đã đạt được:
  • Giải nhì cuộc thi sáng mãi tên Người năm 2023
  • Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cấp trường năm học 2021-2022
  • Giấy khen của HSV trường khen thưởng hoàn thành tốt công tác Hội và phong trào sinh viên năm học 2021-2022
  • Top 10 cuộc thi Miss Asean Culture 2022
  • Giấy khen loại xuất sắc học bổng ngoại khóa năm học 2021-2022
  • Giấy khen HSV Thành phố khen thưởng CLB OUPT có thành tích xuất sắc trong công tác hội và phong trào sinh viên năm học 2021-2023 (chủ nhiệm CLB).
  • GCN hoàn thành tốt chiến dịch Xuân tình nguyện năm 2021-2022
  • GCN hoàn thành tốt chiến dịch Mùa hè xanh năm 2021-2022
  • Chiến sĩ giỏi Mùa hè xanh năm 2023
  • GCN Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tham gia tổ chức Chương trình tình nguyện trung thu “Thắp” năm 2022
  • Đạt danh hiệu Đoàn viên ưu tú năm học 2020-2021, 2021-2022.
Lưu bản nháp tự động
    Với lòng nhiệt huyết và sự năng động, hi vọng bạn sẽ luôn giữ vững phong độ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

Phạm Thị Thảo Ly – Nữ sinh Nhân văn yêu viết lách ra mắt cuốn sách đầu tay ở tuổi 21

Phạm Thị Thảo Ly (sinh năm 2002) đang là sinh viên năm thứ 4 ngành Quan hệ quốc tế, gương “Sinh viên 5 tốt” tiêu biểu của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM. Sinh ra trong một gia đình nhỏ ở thành phố Buôn Ma Thuột, có mẹ là người yêu thích văn chương và anh trai theo học chuyên Văn, “hạt giống văn chương” có lẽ đã được gieo vào Ly một cách tự nhiên như thế. Ngay từ những năm tiểu học, Thảo Ly đã dành phần lớn thời gian để đọc rất nhiều sách mà anh trai mượn từ thư viện trường, từ văn học Việt Nam như Kính vạn hoa, Hạ đỏ (Nguyễn Nhật Ánh) đến văn học nước ngoài như Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer (Mark Twain). Mỗi lần đọc một tác phẩm nào đó, Ly cảm thấy như được những con chữ dẫn lối vào thế giới trong sách để sống cùng những trải nghiệm và cảm xúc của nhân vật.
Những năm trung học, Ly cũng sớm bộc lộ niềm yêu thích với Văn học khi được các giáo viên dạy Văn đánh giá cao và nhiều lần gặt hái những thành tích tốt ở môn học này. Tuy vậy, năm 15 tuổi, Ly đã phải đối mặt với vấp ngã đầu đời trên hành trình theo đuổi văn chương khi thi trượt chuyên Văn.
Lưu bản nháp tự động
Ly bộc bạch: “Suốt một khoảng thời gian dài sau đó, mình bị khủng hoảng và nghi ngờ năng lực của bản thân. Mình đã nghĩ rằng mình ghét môn Văn. Nhưng cuối cùng, tình yêu với môn học này lại một lần nữa trỗi dậy khi thầy dạy Văn chọn mình vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi. Không muốn phụ sự tin tưởng của thầy, Thảo Ly đã nắm lấy cơ hội và cố gắng hết mình và xuất sắc đạt được Huy chương Đồng ở kỳ thi Olympic 30/4 năm đó.
Thời điểm dịch bệnh cũng là lúc Ly buộc phải ở trong nhà và đối diện với chính bản thân mình hơn bao giờ hết. Vì vậy, cô gái trẻ đã quyết định lập fanpage “Viết dài ai đọc” như một blog cá nhân để ghi lại những suy nghĩ và tự giải tỏa cảm xúc của mình. Chỉ sau 2 năm, những bài viết của Ly ngày càng được nhiều bạn đọc đón nhận và đến tháng 2/2022, Ly đã nhận được lời mời từ Timebooks, bắt đầu thực hiện cuốn sách đầu tay Viên thuốc bọc đường chỉ dành cho trẻ nhỏ.
Lưu bản nháp tự động
“Viên thuốc bọc đường chỉ dành cho trẻ nhỏ” là cuốn sách chứa đựng trải nghiệm và suy tư của Thảo Ly – một người trẻ trên hành trình trưởng thành của mình. Chương đầu ghi lại những ký ức thời thơ ấu nên đây cũng là chương mang đậm dấu ấn cá nhân nhất. Chương hai viết về những suy tư của người trẻ khi lần đầu đối diện với sự thất bại, thất tình; lần đầu trải qua những cảm giác không mấy dễ chịu như chênh vênh, trống rỗng. Cuối cùng, chương ba sẽ đến với độc giả như khoảng trời xanh sau bão giông, khi người trẻ trưởng thành hơn, vững vàng hơn và tìm thấy được bình yên trong chính tâm hồn mình.
Ly bày tỏ: “Mình rất biết ơn vì quá trình viết sách đã cho mình cơ hội sống chậm lại, tách mình ra khỏi hành trình của chính mình, để mình chỉ là một người đứng bên lề, kỹ càng nhìn lại quãng đường đã qua. Mình thấy mình đã gục ngã đôi ba lần. Mình thấy mình đứng lên, đi tiếp, nhưng chẳng thể xóa đi những tổn thương đã có. Rồi mình lại thấy mình ngập tràn lòng yêu với đời, với người, dù có ra sao. Và mình biết nhiều người trẻ cũng có trải nghiệm tương tự mình.
Trong tương lai, Ly mong muốn mang đến cho độc giả nhiều cuốn sách hơn nữa. Để làm được điều đó, việc không ngừng hoàn thiện kỹ năng viết, cải thiện cách diễn đạt và nắm vững các kỹ thuật viết là một mục tiêu quan trọng với Ly. Tuy nhiên, cây bút trẻ cũng hiểu rằng chỉ kỹ năng viết thôi là không đủ. Học tập, nghiên cứu về nhiều lĩnh vực sẽ là cách để bạn nâng cao hiểu biết và nhận thức của mình, từ đó tạo nên nền tảng vững chắc cho việc viết lách. Đồng thời, Ly cũng sẽ không ngừng góp nhặt những trải nghiệm thực tế từ cuộc sống, trước tiên là để hoàn thiện bản thân, sau đó là để làm nguồn chất liệu phong phú cho những cuốn sách của mình.

Trò chuyện cùng chuyên gia quốc tế với chủ đề “Hành trang số: Trang bị, nâng cao năng lực số cho sinh viên”

Sáng nay, ngày 09/12, tại hội trường B4 của Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM), đã diễn ra chương trình “Trò chuyện cùng Chuyên gia Quốc tế” với sự trình bày của Giáo sư Chung Hoàng Chương đến từ Đại học San Francisco, California, Mỹ. Chủ đề của buổi trò chuyện lần này là “Kỹ năng Hội nhập Quốc tế cho Sinh viên trong Thời kỳ 4.0”.

Có thể là hình ảnh về 3 người, mọi người đang học và văn bản

Nội dung chương trình

Trong buổi trò chuyện, Giáo sư Chung Hoàng Chương đã chia sẻ nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết để các bạn sinh viên có thể hội nhập vào môi trường làm việc đa dạng và đầy thách thức hiện nay. Những điểm nổi bật trong bài trình bày của thầy bao gồm:

  • Kỹ năng ngoại ngữ: Giáo sư Chương nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, trong bối cảnh toàn cầu hóa.
  • Kỹ năng mềm: Thầy cũng chia sẻ về các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian và giải quyết vấn đề, những yếu tố quan trọng giúp sinh viên thích ứng và phát triển trong môi trường quốc tế.
  • Công nghệ và sáng tạo: Với sự bùng nổ của công nghệ trong thời kỳ 4.0, việc nắm vững các công nghệ mới và có tư duy sáng tạo là điều không thể thiếu để thành công.
  • Tư duy toàn cầu: Thầy khuyến khích các bạn sinh viên mở rộng tầm nhìn, không chỉ giới hạn ở môi trường trong nước mà còn phải sẵn sàng tiếp cận và làm việc trong môi trường quốc tế.Có thể là hình ảnh về 1 người, loa, cái bục và văn bản cho biết 'ĐÁNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUANG VINH MUÔN BALANCED BALANCEDINTEGRATIO INTEGRATIO CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHU ÙNG CHUYÊN GIA QUỐC TẾ Cv BK'

Sự tham gia của sinh viên

Chương trình đã thu hút gần 200 sinh viên từ nhiều khoa khác nhau tham gia. Các bạn sinh viên đã rất hứng thú và tích cực tham gia vào phần hỏi đáp, đặt nhiều câu hỏi thực tế và cụ thể về các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để thành công trong thời kỳ 4.0.

Có thể là hình ảnh về 1 người, đang học và đám đông

Lê Thị Thu Thủy, sinh viên năm hai ngành Khoa học và Kỹ thuật Máy tính, chia sẻ: “Buổi trò chuyện hôm nay rất hữu ích. Em đã học được nhiều điều từ thầy Chương về cách chuẩn bị và phát triển kỹ năng để hội nhập vào môi trường làm việc quốc tế.”

Có thể là hình ảnh về 6 người

Sự phối hợp tổ chức

Chương trình do Hội sinh viên TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ tổ chức, cùng với sự hỗ trợ từ Câu lạc bộ các nhà khoa học trẻ TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM.

Ban tổ chức cho biết, mục tiêu của chương trình là tạo cơ hội để sinh viên gặp gỡ, học hỏi từ các chuyên gia hàng đầu, từ đó giúp các bạn có cái nhìn toàn diện và chuẩn bị tốt hơn cho tương lai.

Có thể là hình ảnh về 5 người, đám đông và văn bản

Chương trình “Trò chuyện cùng Chuyên gia Quốc tế” đã diễn ra thành công tốt đẹp, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho các bạn sinh viên tham gia. Những kiến thức và kỹ năng được chia sẻ trong buổi trò chuyện sẽ là hành trang quý báu giúp các bạn sinh viên tự tin bước vào thị trường lao động toàn cầu trong thời kỳ 4.0.

Trần Nguyễn Quế Trân – Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ULAW Nỗ lực và cố gắng sẽ mang lại những thành quả ngọt ngào

Bạn Trần Nguyễn Quế Trân đang là sinh viên năm thứ 4, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Trân là một trong những gương mặt ưu tú, nổi bật trong học tập và hoạt động phong trào Đoàn – Hội, gương “Sinh viên 5 tốt” tiêu biểu nhiều năm liền. Hiện tại, bạn đang là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh.
   Bắt đầu hoạt động phong trào từ những năm lớp 10 tại trường THPT Lê Quý Đôn, niềm đam mê hoạt động cũng lớn dần khi Trân bước sang cánh cửa Đại học và được tham gia vào tổ chức Hội. Bạn biết đây sẽ là nơi nuôi dưỡng niềm đam mê với phong trào, là nơi để mình gắn bó và yêu thương. Trong suốt quá trình hoạt động Đoàn – Hội, Quế Trân có được vô vàn điều quý giá.
Lưu bản nháp tự động
   Bản thân là Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Trường, Trân mong muốn mình phải nắm bắt được nguyện vọng, tâm tình của sinh viên tốt hơn, theo sát thực tiễn để tạo ra các hoạt động thiết thực, bám sát vào nhu cầu sinh viên, giúp sinh viên năng động và bản lĩnh. Ngoài ra, mình mong muốn có thể kết nối được Hội Sinh viên trong nước và nước ngoài để tổ chức Hội ngày càng đi lên.
   Để hoạt động tốt, trước tiên phải học thật tốt. Do đó, Trân luôn cố gắng cân bằng giữa việc học và hoạt động Đoàn – Hội. Bạn sẽ ưu tiên khoảng thời gian trước các kỳ thi để ôn bài thật kĩ. Ngoài ra, Quế Trân sẽ phân bố thời gian trong ngày có các khoảng thời gian nhất định sao cho việc học phải thật hiệu quả dù có nhiều việc bủa vây. Bạn sử dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức sau mỗi chương của các môn học để tạo tiền đề ôn tập cho các kỳ thi thật hiệu quả và nhanh chóng. Bằng cách tự vẽ sơ đồ tư duy, Trân đã có thể ghi nhớ và vận dụng kiến thức rất tốt.
   Lựa chọn tham gia Đoàn – Hội chắc chắn sẽ không khiến các bạn thất vọng. Quế Trân rất thích câu nói: “Đủ nắng hoa sẽ nở, đủ gió chong chóng sẽ quay, đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy”. Với bạn, để làm một việc gì tốt, trước hết mình phải thật sự thích việc mình làm. Quế Trân đến với tổ chức Hội vì tình thương, ở lại cũng vì tình thương. Đến khi nắng đủ sáng hoa sẽ nở rực rỡ, giống như các cán bộ Hội đã đủ năng lực và sự nhiệt huyết sẽ tự động tỏa sáng.

Lê Trịnh Bích Liên – Nữ sinh Trường ĐH Văn Lang sở hữu loạt huy chương Võ cổ truyền

Lê Trịnh Bích Liên (sinh năm 2005), là sinh viên năm nhất khoa Dược, Trường Đại học Văn Lang. Liên được biết đến là một nữ sinh tài năng sở hữu loạt huy chương trong các giải Võ cổ truyền lớn nhỏ. Ngoài ra, nhờ sự cố gắng trong học tập, cô nàng đạt học bổng tài năng 100% học phí toàn khóa.
Sinh ra với thể trạng yếu, ba mẹ cho Liên đi tập võ để rèn luyện sức khỏe. Đồng thời mong muốn bạn có thể tự vệ với thân hình nhỏ con. Do còn nhỏ nên khi đó Liên chẳng biết nó là gì, chẳng thiết tha hay có ý định gắn bó với bộ môn này lâu dài đến vậy. Có lẽ thầy cô là người truyền lửa giúp bạn có thể theo đuổi đam mê đến giờ. Từ những thành tựu mà bản thân đạt được giúp bạn học được là muốn làm việc gì thì chúng ta phải cần có thời gian và sự kiên trì, phải quyết tâm hết sức và không được bỏ cuộc.
Lưu bản nháp tự động
Bích Liên đã rèn luyện để cải thiện và phát triển bản thân từng ngày, học từ những lỗi sai của mình và học hỏi từ những lời phê bình. Luôn sống tích cực và ưu tiên cho việc học, luôn tạo cho mình thời gian biểu và xác định mục tiêu mình nhất định phải làm. “Where there is a will, there is a way” – “Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường” chính là châm ngôn sống của mình, câu đó có nghĩa là nêu cao tinh thần phấn đấu vượt mọi chông gai trên con đường mới. Nhờ sự cố gắng và kiên trì mà gần nhất Bích Liên đã đạt được Huy chương Vàng tại giải Võ cổ truyền thanh thiếu nhi, học sinh toàn quốc lần thứ III năm 2023.
Lưu bản nháp tự động
Một số thành tích Bích Liên đã đạt được:
  •  Học bổng tài năng 100% học phí toàn khóa
  • Sinh viên 5 tốt cấp Trường
  •  Vận động viên Võ cổ truyền đội tuyển TP.HCM
  •  Huy chương Vàng giải Võ cổ truyền thanh thiếu niên toàn quốc năm 2023
  •  2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Đồng giải Võ cổ truyền học sinh thanh thiếu nhi 2022
  •  2 Huy chương Bạc giải Võ cổ truyền Năng khiếu trẻ năm 2022
  •  2 huy chương Bạc giải Võ cổ truyền học sinh thanh thiếu nhi 2021
  •  3 huy chương Vàng giải Võ cổ truyền học sinh thanh thiếu nhi 2020
  •  1 huy chương Bạc giải Võ cổ truyền Năng khiếu trẻ 2020
Back To Top