Thứ ba, ngày 17 tháng 12 năm 2024

Phạm Hoàng Khang – ‘Không đặt nặng thành tích, mình chọn cố gắng trong hành trình phát triển bản thân’

Phạm Hoàng Khang (sinh năm 2001) là thủ khoa kép ngành Ngôn ngữ Anh của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, gương “Sinh viên 5 tốt” tiêu biểu Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2023. Với Hoàng Khang, thành tích không phải là đích đến, mà thành tích là động lực trong hành trình phát triển bản thân.

Trở thành thủ khoa kép nhờ bí quyết “chuẩn bị bài trước khi đến lớp”

Vào thời điểm tốt nghiệp THPT, mình không quá đam mê bất kỳ một ngành học hoặc ngành nghề nào cụ thể. Mình chọn Ngôn ngữ Anh vì nghĩ tiếng Anh vốn là thế mạnh của mình. Mình chưa bao giờ áp đặt bản thân phải đạt được thành tích; trái lại mình muốn tận hưởng quãng thời gian học tập, vui chơi và làm việc tại trường học. Với mình, việc bản thân cố gắng và nỗ lực làm hết sức mọi thứ là “chìa khóa” để mình phát triển bản thân.

Lưu bản nháp tự động

Khi nghĩ về việc đạt danh hiệu thủ khoa tuyển sinh và thủ khoa tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh, mình rất tự hào và biết ơn. Mình biết ơn nhà trường đã luôn tạo điều kiện để mình được hoàn thành chương trình học, tiếp cận với những học bổng có giá trị và tham gia các chương trình trao đổi sinh viên. Mình biết ơn thầy cô, anh chị, bạn bè đã đồng hành trong chặng đường khám phá tuổi trẻ ở Đoàn khoa, câu lạc bộ và các hoạt động ngoại khóa nói chung. Khi nghe đến việc mình là thủ khoa tuyển sinh, nhiều người ngại tiếp cận với mình vì nghĩ sẽ khó gần. Nhưng sau ngần ấy năm, mình đã chứng minh được việc kết nối giữa người và người có thể thoát ly ra khỏi những phù phiếm về danh hiệu. Những điểm khác biệt giữa các cá nhân mới chính là cầu nối mang ta lại gần nhau hơn.

Mình khá tách bạch việc học trên lớp với việc tham gia các hoạt động ngoại khóađể chúng không ảnh hưởng lẫn nhau. Với việc học chính quy, mình ưu tiên việc hoàn thành các quy chuẩn đầu ra của từng môn học, dành nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu ngoài lớp, chuẩn bị cho các tiết thực hành, học nhóm với các bạn, chủ động trong giai đoạn thi cuối kỳ. Với các hoạt động ngoại khóa, mình hạn chế việc tự đặt giới hạn cho bản thân. Mình cố gắng tìm kiếm những hoạt động đa dạng ở khắp các lĩnh vực để bản thân có nhiều trải nghiệm. Những góc nhìn đa chiều được mình tích góp từ những hoạt động với đặc trưng sai khác giúp mình đánh giá sự tình theo hướng ít định kiến nhất có thể. Ngoài ra, mình cũng đã thử nhiều công việc với chuyên môn khác nhau nên mình hiểu rõ đâu là điểm mạnh và điểm yếu nổi bật của bản thân.

Lưu bản nháp tự động

Có một điều mình luôn chăm chỉ làm trong suốt bốn năm Đại học đó là chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Có nhiều môn học dù chưa bắt đầu nhưng mình đã đọc hết tất cả các giáo trình được gợi ý, nhất là những môn chuyên ngành ở năm cuối. Song song với việc đọc, mình sẽ ghi chép lại một cách hệ thống những thông tin quan trọng theo cách nghĩ của mình. Bằng cách này, mình đã có một hình dung nhất định về mô hình kiến thức và việc tham gia tại lớp học sẽ giúp mình củng cố, chỉnh sửa, bổ sung cho hình dung trước đó. Nhờ vậy, mình tiết kiệm được nhiều thời gian ghi chép ở trên giảng đường. Mình dành thời gian tập trung cho quá trình phản biện thông qua thảo luận nhóm và trao đổi với thầy, cô.

Ngoài ra, mình cũng thích thú với việc tự sáng tạo cho các bài tập, bài kiểm tra. Mình nghĩ về cơ bản, mỗi môn học mình chỉ học một lần; giảng viên cũng sẽ chỉ có dịp đánh giá quan điểm của mình một lần. Vậy thì tại sao không thỏa sức thể hiện góc nhìn theo một cách độc đáo, về cả nội dung và hình thức, kiến tạo từ những trải nghiệm cá nhân, cảm xúc trong lúc làm bài, hay các cuộc trao đổi bên ngoài với người trong ngành? Đôi khi kết quả tốt không chỉ phản ánh nền tảng kiến thức vững vàng mà còn là tính cá nhân, độc đáo của mỗi bài làm.

Trân trọng những hành trình đã đi qua và sự cố gắng của bản thân

Trong những năm qua, mình may mắn được tham gia nhiều dự án và được đi đến nhiều đất nước. Chuyến đi khiến mình nhớ nhất là chuyến đi tình nguyện ở Campuchia vào tháng 1. Trong đợt tình nguyện ấy, mình nhiều lần có cơ hội được đến làm việc, tiếp xúc với trẻ em ở các vùng nông thôn còn khó khăn. Ở đó, mình đã dạy tiếng Anh cho các bé. Do các bé chưa có nền tảng tiếng Anh tốt và số lượng giới hạn của các phiên dịch viên người bản địa, mình đã quyết định học một chút tiếng Khmer để có thể thuận tiện trong việc dạy tiếng Anh. Mình đã gần như vỡ òa khi các bé nói được bập bẹ “I love Cambodia” sau khi mình cần mẫn hướng dẫn trong 30 phút. Đến lúc chia tay, một bé đã chạy lại vừa vẫy tay vừa nói với mình: “Jom reap lear bong!” (tạm dịch sang tiếng Việt: “Tạm biệt anh!”). Khoảnh khắc đó, mình cảm nhận được các em đã thật sự xem mình là một người anh trong nhà. Nếu mình không nỗ lực học tiếng bản địa để giao tiếp, mình sẽ chẳng bao giờ cảm nhận được sự gắn bó từ các em, điều mà mình cho là “Goodbye!” nhiều lúc khó chuyên chở hết được. Ngôn ngữ chưa bao giờ là rào cản của tình nguyện, nhưng nếu hiểu được ngôn ngữ, ta sẽ hiểu thêm về cách người địa phương sinh sống hằng ngày thế nào, mang trái tim gần với trái tim hơn. Chuyến đi này truyền cho mình động lực to lớn để mình tiếp tục chặng đường tình nguyện của mình, không giới hạn về không gian, thời gian và con người. Tất cả đều là nhà.

Share on facebook
Share on whatsapp
Share on twitter
Share on pinterest
Share on linkedin

VĂN BẢN MỚI

1Công văn 173 Về việc đẩy mạnh công tác tổ chức “Hành trình Chín tháng Giêng (09/01)” gắn với các công trình “Không gian truyền thống phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn – Gia Định – TP. Hồ Chí Minh”
2Thông báo 72 – Thông báo số 01 triển khai đăng ký chiến sĩ trực tuyến chiến dịch Xuân tình nguyện năm 2025
3Thông báo 65 Về việc triển khai khảo sát hiệu quả hoạt động của các tuyến xe buýt có trợ giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong sinh viên
4Thông báo 64 triển khai đăng ký tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn phòng, chống ma tuý, mại dâm, mua bán người và HIV/AIDS cho hội viên, sinh viên trên địa bàn Thành phố năm 2024
5Thông báo 62 Kết quả xét chọn gương Thủ khoa trúng tuyển, Thủ khoa tốt nghiệp và tổ chức Lễ dâng hoa, báo công Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chương trình “Vinh danh Thủ khoa” năm 2024
6Thông báo 61 Mời hội viên, sinh viên tham dự và cổ vũ tại Vòng Bán kết Cuộc thi tuyển chọn tài năng trẻ Cảm hứng “Hò dô” năm 2024
7Thông báo 52 Trao tặng vé tham dự Chương trình âm nhạc “Anh trai say hi” của công ty giải trí Đất Việt
8Thông báo số 60 Thông tin kết quả Vòng Bán kết và tổ chức vòng chung kết xếp hạng Hội thi “Thủ lĩnh sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh” lần thứ 7, năm 2024
9Thông báo 59 về việc mời hội viên, sinh viên tham gia cổ vũ Vòng bán kết, chung kết và Lễ bế mạc Giải Thể thao sinh viên Việt Nam Khu vực 2 – Thành phố Hồ Chí Minh bộ môn Bóng rổ 3×3 và Nhảy đối kháng
10Thông báo 57 mời tham gia Cuộc tuyển chọn tài năng trẻ Cảm hứng “Hò dô” (HOZO INSPIRED TALENT)” trong khuôn khổ Liên hoan âm nhạc Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần 4 – “Hò dô” 2024
Back To Top